Sách - Tranh Dân Gian Huế - Nguyễn Thị Thu Hòa - Bìa Mềm- Bình Book
2 Đánh Giá
9 Đã Bán
47
499.000 đ
Quận Cầu Giấy, Hà Nội
thứ sáu 09/06/2023 lúc 09:42 CH
Nhắc đến Huế, nhiều người nhớ đến những lăng tẩm, cung điện trầm mặc…Nhắc đến Huế, người ta nhớ đến sông Hương, núi Ngự, cầu Trường Tiền… Nhắc đến Huế, nhiều người hình dung tới những thiếu nữ mặc áo dài tím thướt tha…Thế nhưng, vùng đất Thừa Thiên Huế còn ẩn tàng nhiều câu chuyện bí ẩn và thú vị về tín ngưỡng dân gian, bởi nơi đây có nhiều tộc người đã và đang sinh sống. Họ đã sống trong dặm dài thời gian, sống đan xen, giao thoa, hài hòa để cùng tồn tại và phát triển.
***
TRANH DÂN GIAN HUẾ
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hòa
NXB: NXB Thế Giới
Nhà Phát hành: Bảo tàng gốm sứ
Ngày xuất bản: 2021
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 407
Kích thước: 21x29 cm
***
Điều đó không chỉ góp phần làm nên sự bí ẩn của cố đô Huế nói riêng, mà của cả dải đất Thừa Thiên này. Điều đó cũng chính là căn cốt để làm giàu có hơn những giá trị văn hóa dân gian nơi đây, bởi mỗi tộc người, mỗi sắc dân - trải qua thời gian - lại tiếp tục kế thừa, tiếp nối, bồi đắp và sáng tạo trên nền những di sản được trao truyền. Và, tranh dân gian Huế là một trong những di sản như thế.
Tiếp theo những cuốn sách về “Dòng tranh dân gian Kim Hoàng”, “Dòng tranh dân gian Đông Hồ”, “Dòng tranh dân gian Hàng Trống”, lần này, chúng tôi thực hiện cuốn “Tranh dân gian Huế”.
Lâu nay, nhắc đến tranh dân gian Huế, nhiều người chỉ biết tới tranh làng Sình. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ tập trung đi sâu về tranh làng Sình. Thoạt đầu, chúng tôi cũng định chỉ làm riêng về tranh dân gian làng Sình. Thế nhưng, trong những chuyến khảo sát thực tế ở Thừa Thiên Huế, chúng tôi mới ngộ ra rằng, dải đất này còn tiềm ẩn nhiều hơn một dòng tranh như nhiều người đã biết. Bởi thế, trong cuốn sách này, bên cạnh tranh dân gian làng Sình, độc giả sẽ có dịp tìm hiểu và biết thêm những dòng tranh dân gian khác. Đó là tranh dân gian vẽ tay, tranh gương kính, tranh thêu, tranh dân gian làng Chuồn, tranh bích họa…Gắn liền với những “dòng tranh” ấy là các nghệ nhân dân gian lặng lẽ, bền bỉ nối nghề và tiếp tục có những đóng góp để nghề làm tranh dân gian được liền lạc, tránh đứt gãy. Chúng tôi đã cố gắng để tiếp cận, ghi chép tư liệu, chụp ảnh, thậm chí quay video làm tư liệu nhiều nhất có thể những nghệ nhân dân gian như thế. Chúng tôi hiểu rằng, nhiều người có công lao, có đóng góp để làm phong phú các dòng tranh dân gian ở dải đất này đã không còn hình ảnh hay ghi chép tư liệu sống động. Giờ, nhiều nghệ nhân chỉ còn được thế hệ cháu con nhắc tới, như một sự tri ân, nhắc nhớ…
***
TRANH DÂN GIAN HUẾ
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hòa
NXB: NXB Thế Giới
Nhà Phát hành: Bảo tàng gốm sứ
Ngày xuất bản: 2021
Hình thức bìa: Bìa mềm
Số trang: 407
Kích thước: 21x29 cm
***
Điều đó không chỉ góp phần làm nên sự bí ẩn của cố đô Huế nói riêng, mà của cả dải đất Thừa Thiên này. Điều đó cũng chính là căn cốt để làm giàu có hơn những giá trị văn hóa dân gian nơi đây, bởi mỗi tộc người, mỗi sắc dân - trải qua thời gian - lại tiếp tục kế thừa, tiếp nối, bồi đắp và sáng tạo trên nền những di sản được trao truyền. Và, tranh dân gian Huế là một trong những di sản như thế.
Tiếp theo những cuốn sách về “Dòng tranh dân gian Kim Hoàng”, “Dòng tranh dân gian Đông Hồ”, “Dòng tranh dân gian Hàng Trống”, lần này, chúng tôi thực hiện cuốn “Tranh dân gian Huế”.
Lâu nay, nhắc đến tranh dân gian Huế, nhiều người chỉ biết tới tranh làng Sình. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ tập trung đi sâu về tranh làng Sình. Thoạt đầu, chúng tôi cũng định chỉ làm riêng về tranh dân gian làng Sình. Thế nhưng, trong những chuyến khảo sát thực tế ở Thừa Thiên Huế, chúng tôi mới ngộ ra rằng, dải đất này còn tiềm ẩn nhiều hơn một dòng tranh như nhiều người đã biết. Bởi thế, trong cuốn sách này, bên cạnh tranh dân gian làng Sình, độc giả sẽ có dịp tìm hiểu và biết thêm những dòng tranh dân gian khác. Đó là tranh dân gian vẽ tay, tranh gương kính, tranh thêu, tranh dân gian làng Chuồn, tranh bích họa…Gắn liền với những “dòng tranh” ấy là các nghệ nhân dân gian lặng lẽ, bền bỉ nối nghề và tiếp tục có những đóng góp để nghề làm tranh dân gian được liền lạc, tránh đứt gãy. Chúng tôi đã cố gắng để tiếp cận, ghi chép tư liệu, chụp ảnh, thậm chí quay video làm tư liệu nhiều nhất có thể những nghệ nhân dân gian như thế. Chúng tôi hiểu rằng, nhiều người có công lao, có đóng góp để làm phong phú các dòng tranh dân gian ở dải đất này đã không còn hình ảnh hay ghi chép tư liệu sống động. Giờ, nhiều nghệ nhân chỉ còn được thế hệ cháu con nhắc tới, như một sự tri ân, nhắc nhớ…