Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
thứ tư 26/05/2021 lúc 11:34 CH
Công ty phát hành: PHANBOOK
Tác giả: Nguyễn Xuân Việt
Ngày xuất bản: 10-2018
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Văn Hóa - Văn Nghệ
Loại bìa: Bìa gập
Số trang: 158
Nguyễn Gia Trí (1908-1993) là một đại thụ của mỹ thuật Việt Nam. Cũng như những nghệ sĩ - trí thức lớn cùng thời, ông đã kinh qua nhiều biến động lịch sử.
Nghệ thuật tranh sơn mài của ông cũng trải qua nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn với ý thức trong chọn lựa phương pháp, ông đều để lại những tác phẩm dấu ấn,
đóng góp vào di sản văn hóa Việt Nam.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ ra những đóng góp của nghệ thuật sơn mài Nguyễn Gia Trí, độc giả có thể tìm hiểu thêm. Riêng với cuốn sách này, với chúng tôi, những người làm xuất bản, có thể xem là một tác phẩm đặc biệt giúp hiểu thêm về thế giới tinh thần trầm tư và uyên thâm trong những năm cuối đời của ông. Có thể nói, là cô đọng tư tưởng của Nguyễn Gia Trí vào chặng cuối của hành trình sáng tạo, nghiệm sinh.
Những đoản văn dưới dạng nhật ký mà Nguyễn Xuân Việt – học trò của ông – ghi chép lại trong cuốn sách này vừa như những truyền trao kinh nghiệm sáng tạo, chia sẻ một thực hành nội tâm đầy tĩnh mặc.
Sự hướng vào bên trong trong sáng tạo của Nguyễn Gia Trí rất gần với Thiền định. Mỗi tác phẩm, theo ông, chính là một công án, một phương tiện để Thiền, sự “dụng thần vượt ngoài thân”.
Người sáng tạo đặt mình vào quá trình tu tâm, đi đến cảnh giới nhẹ nhàng, như nhiên trên tác phẩm.
Nhìn phổ quát, kinh nghiệm sáng tạo của Nguyễn Gia Trí trong cuốn sách này không chỉ dừng lại ở lĩnh vực nghệ thuật sơn mài mà còn truyền cảm hứng và soi sáng cho người sáng tạo ở những loại hình nghệ thuật khác, những hình thái công việc khác cần đến tinh thần sáng tạo.
Một cái nhìn an nhiên, trầm mặc về ý nghĩa của cái đẹp, cuộc sống.
Trong lần in này, chúng tôi xin giữ lại phần cước chú để độc giả hiểu thêm về bối cảnh phát ngôn và một số triển khai, diễn giải về ý mang tính chủ quan của người ghi chép. Thiết tưởng điều này cũng tạo cho văn bản một không khí luận thoại, tương tác; qua đó, gợi mở thêm ý tưởng, tư liệu cho người đọc.
Tác giả: Nguyễn Xuân Việt
Ngày xuất bản: 10-2018
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Văn Hóa - Văn Nghệ
Loại bìa: Bìa gập
Số trang: 158
Nguyễn Gia Trí (1908-1993) là một đại thụ của mỹ thuật Việt Nam. Cũng như những nghệ sĩ - trí thức lớn cùng thời, ông đã kinh qua nhiều biến động lịch sử.
Nghệ thuật tranh sơn mài của ông cũng trải qua nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn với ý thức trong chọn lựa phương pháp, ông đều để lại những tác phẩm dấu ấn,
đóng góp vào di sản văn hóa Việt Nam.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ ra những đóng góp của nghệ thuật sơn mài Nguyễn Gia Trí, độc giả có thể tìm hiểu thêm. Riêng với cuốn sách này, với chúng tôi, những người làm xuất bản, có thể xem là một tác phẩm đặc biệt giúp hiểu thêm về thế giới tinh thần trầm tư và uyên thâm trong những năm cuối đời của ông. Có thể nói, là cô đọng tư tưởng của Nguyễn Gia Trí vào chặng cuối của hành trình sáng tạo, nghiệm sinh.
Những đoản văn dưới dạng nhật ký mà Nguyễn Xuân Việt – học trò của ông – ghi chép lại trong cuốn sách này vừa như những truyền trao kinh nghiệm sáng tạo, chia sẻ một thực hành nội tâm đầy tĩnh mặc.
Sự hướng vào bên trong trong sáng tạo của Nguyễn Gia Trí rất gần với Thiền định. Mỗi tác phẩm, theo ông, chính là một công án, một phương tiện để Thiền, sự “dụng thần vượt ngoài thân”.
Người sáng tạo đặt mình vào quá trình tu tâm, đi đến cảnh giới nhẹ nhàng, như nhiên trên tác phẩm.
Nhìn phổ quát, kinh nghiệm sáng tạo của Nguyễn Gia Trí trong cuốn sách này không chỉ dừng lại ở lĩnh vực nghệ thuật sơn mài mà còn truyền cảm hứng và soi sáng cho người sáng tạo ở những loại hình nghệ thuật khác, những hình thái công việc khác cần đến tinh thần sáng tạo.
Một cái nhìn an nhiên, trầm mặc về ý nghĩa của cái đẹp, cuộc sống.
Trong lần in này, chúng tôi xin giữ lại phần cước chú để độc giả hiểu thêm về bối cảnh phát ngôn và một số triển khai, diễn giải về ý mang tính chủ quan của người ghi chép. Thiết tưởng điều này cũng tạo cho văn bản một không khí luận thoại, tương tác; qua đó, gợi mở thêm ý tưởng, tư liệu cho người đọc.