Quận Cầu Giấy, Hà Nội
thứ tư 26/05/2021 lúc 11:17 CH
Nhiều bậc cha mẹ có cái tư tưởng phó mặc tự nhiên, mỗi khi thấy ai phàn nàn về sự kém cỏi của con cái, thường tặc lưỡi: “Chà! Trăng đến rằm, trăng tròn!”.
Cái tư tưởng phóng nhiệm lầm lạc ấy gốc ở bộ óc đầy thiên kiến cũng có, nhưng ở tính biếng lười thì nhiều hơn. Cũng có người hình như không quan tâm đến cái kết quả học tập của con cái. Chung quanh họ, chán vạn người đã làm nên giàu có, đã bước được lên những địa vị cao quý, trước kia có phải là những cậu học trò giỏi đâu. Có phải chính họ bây giờ được nên ông nọ ông kia mà xưa kia chẳng là những “vua zero” ở trong lớp là gì? Tuy nhiên họ chỉ là số ít đối với những người vui vẻ hay lo âu khi đưa mắt đọc tờ giấy báo cáo của học đường gửi đến nói về cái thành tích của con cái trong khoảng một tháng hay sáu tháng vừa qua. Còn biết bao nhiêu người muốn cho con học chóng giỏi, đã chính mình kèm con những buổi tối hay thuê thầy dạy thêm con ở nhà.
Còn những ông bố hay bà mẹ hay khoe con mình học giỏi với bạn há chẳng là những người thường để ý tới sự học của con ru1? Lại còn biết bao nhiêu cậu học sinh thật là có chí mà học không thấy chóng tấn tới, chỉ vì không biết cách học tập hay đã học tập không phải đường. Cuốn sách nhỏ mọn này sở dĩ viết ra là để giúp các bậc cha mẹ thường săn sóc đến sự học của con cái, chăm lo cho chúng được chu đáo và nhờ thế mà được kết quả mau chóng và tốt đẹp hơn, cũng là để cung cho sự nhu cầu khẩn thiết của học sinh vậy. Chúng tôi không có cái tự phụ làm hướng đạo cho ai cả. Chúng tôi vẫn biết rằng cái thiên tư phú bẩm2 thường chiếm phần quan trọng trong việc học tập của thiếu niên và thanh niên. Nhưng chúng tôi lại thấy rằng cái công phu của người không phải là không có thể thay thế hay bù đập vào cái tài của hóa công3. Vì vậy, xét mình là người đã từng lăn lóc lâu năm trong nghề “gõ đầu trẻ” đã từng nghiên cứu về việc giáo dục nhi đồng và thanh niên, lại là chủ một gia đình đông con, chúng tôi đánh bạo đem bày ra đây những cái sở học và sở hành, gọi là giúp ích muôn một1 vào công cuộc giáo dục thanh niên – một vấn đề hiện đang được nhiều người chú ý. Chúng tôi không dám quả quyết rằng những điều chỉ dẫn của chúng tôi dưới đây có thể đem lại những kết quả hoàn toàn. Nhưng chúng tôi tin chắc rằng các điều ấy có thể giúp cho các bậc cha mẹ săn sóc đến con cái một cách hợp lí để khiến chúng đem toàn lực ra mà dùng vào việc học hành. Thật ra, như chúng tôi đã từng nhận thấy, có rất nhiều học sinh không thể để toàn lực vào việc học tập, mà phần lỗi lại không phải ở họ mà ở các bậc cha mẹ đã lười biếng cẩu thả vụng về, có khi mê muội nữa, trong việc giáo dục con cái, nên chúng không thể lợi dụng được tất cả các tài lực tiềm tàng. Nhưng chúng tôi đã nói trong cuốn Một nền giáo dục Việt Nam mới, giáo dục không những là một khoa học mà lại còn là một nghệ thuật nữa. Đã vậy, những người săn sóc đến việc giáo dục há chẳng nên biết đến những điều đã từng được nghiên cứu và đem thực hành ở các nước tiên tiến hay sao?
Tác giả : Thái phỉ Nguyễn Đức Phong
Số Trang : 192
Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
Ngày phát hành: 6-2019
Cái tư tưởng phóng nhiệm lầm lạc ấy gốc ở bộ óc đầy thiên kiến cũng có, nhưng ở tính biếng lười thì nhiều hơn. Cũng có người hình như không quan tâm đến cái kết quả học tập của con cái. Chung quanh họ, chán vạn người đã làm nên giàu có, đã bước được lên những địa vị cao quý, trước kia có phải là những cậu học trò giỏi đâu. Có phải chính họ bây giờ được nên ông nọ ông kia mà xưa kia chẳng là những “vua zero” ở trong lớp là gì? Tuy nhiên họ chỉ là số ít đối với những người vui vẻ hay lo âu khi đưa mắt đọc tờ giấy báo cáo của học đường gửi đến nói về cái thành tích của con cái trong khoảng một tháng hay sáu tháng vừa qua. Còn biết bao nhiêu người muốn cho con học chóng giỏi, đã chính mình kèm con những buổi tối hay thuê thầy dạy thêm con ở nhà.
Còn những ông bố hay bà mẹ hay khoe con mình học giỏi với bạn há chẳng là những người thường để ý tới sự học của con ru1? Lại còn biết bao nhiêu cậu học sinh thật là có chí mà học không thấy chóng tấn tới, chỉ vì không biết cách học tập hay đã học tập không phải đường. Cuốn sách nhỏ mọn này sở dĩ viết ra là để giúp các bậc cha mẹ thường săn sóc đến sự học của con cái, chăm lo cho chúng được chu đáo và nhờ thế mà được kết quả mau chóng và tốt đẹp hơn, cũng là để cung cho sự nhu cầu khẩn thiết của học sinh vậy. Chúng tôi không có cái tự phụ làm hướng đạo cho ai cả. Chúng tôi vẫn biết rằng cái thiên tư phú bẩm2 thường chiếm phần quan trọng trong việc học tập của thiếu niên và thanh niên. Nhưng chúng tôi lại thấy rằng cái công phu của người không phải là không có thể thay thế hay bù đập vào cái tài của hóa công3. Vì vậy, xét mình là người đã từng lăn lóc lâu năm trong nghề “gõ đầu trẻ” đã từng nghiên cứu về việc giáo dục nhi đồng và thanh niên, lại là chủ một gia đình đông con, chúng tôi đánh bạo đem bày ra đây những cái sở học và sở hành, gọi là giúp ích muôn một1 vào công cuộc giáo dục thanh niên – một vấn đề hiện đang được nhiều người chú ý. Chúng tôi không dám quả quyết rằng những điều chỉ dẫn của chúng tôi dưới đây có thể đem lại những kết quả hoàn toàn. Nhưng chúng tôi tin chắc rằng các điều ấy có thể giúp cho các bậc cha mẹ săn sóc đến con cái một cách hợp lí để khiến chúng đem toàn lực ra mà dùng vào việc học hành. Thật ra, như chúng tôi đã từng nhận thấy, có rất nhiều học sinh không thể để toàn lực vào việc học tập, mà phần lỗi lại không phải ở họ mà ở các bậc cha mẹ đã lười biếng cẩu thả vụng về, có khi mê muội nữa, trong việc giáo dục con cái, nên chúng không thể lợi dụng được tất cả các tài lực tiềm tàng. Nhưng chúng tôi đã nói trong cuốn Một nền giáo dục Việt Nam mới, giáo dục không những là một khoa học mà lại còn là một nghệ thuật nữa. Đã vậy, những người săn sóc đến việc giáo dục há chẳng nên biết đến những điều đã từng được nghiên cứu và đem thực hành ở các nước tiên tiến hay sao?
Tác giả : Thái phỉ Nguyễn Đức Phong
Số Trang : 192
Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
Ngày phát hành: 6-2019