Sách AlphaBooks - Sự hiện diện của thành viên Tam Điểm tại Việt Nam

0.0
0 Đánh Giá
0 Đã Bán
23
89.010 đ

Quận Hà Đông, Hà Nội

thứ hai 24/05/2021 lúc 07:17 CH

Sách - Sự hiện diện của thành viên Tam Điểm tại Việt Nam
Mã hàng 8935270702069
Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
Tác giả Trần Thu Dung
NXB NXB Hội Nhà Văn
Năm XB 2019
Ngôn Ngữ Tiếng Việt
Trọng lượng (gr) 280
Kích thước 16 x 24 cm
Số trang 264
Hình thức Bìa Mềm
Cuốn sách này đề cập chủ yếu đến Hội Tam Điểm Pháp, và một phần Hội Tam Điểm Mỹ, hai quốc gia có nhiều mối liên quan đến Việt Nam. Đặc biệt là Hội Tam Điểm Pháp bởi nước Pháp gắn chặt với quá trình cai trị thuộc địa Đông Dương, nhiều thành viên Hội Tam Điểm lại là nòng cốt trong chính quyền thuộc địa Pháp, nên có thể nói sự có mặt của những thành viên Tam Điểm đã đóng vai trò nhất định trong sự bình định và khai hóa thuộc địa.

Cuốn sách có thể còn thiếu sót, do nhiều tư liệu bị đốt, hoặc bị đem đi tiêu hủy khi nước Pháp bị quân Đức chiếm đóng, và bởi tình hình chính trị ở Việt Nam có nhiều biến động qua các thời kỳ. Mặc dù Pháp đã rời bỏ Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ, Mỹ cũng phải ra đi gần hơn mươi năm trước, nhưng nhiều gia đình tại Việt Nam vẫn ngại cung cấp thông tin, và né tránh nhắc đến ông cha họ vì sợ bị hiểu lầm.

Thời gian đã trôi qua, đại đa số những thành viên Tam Điểm đầu tiên đã về cõi tiên. Việc nhìn nhận vai trò của họ trong lịch sử Việt Nam lúc giao thời giữa hai nền văn hóa là điều cần thiết và cũng để xóa bỏ những hận thù, hiềm khích, hiểu nhầm do chiến tranh gây ra. Những thành viên Tam Điểm Việt Nam đầu tiên đã đóng góp rất lớn trong lĩnh vực văn hóa, văn học và đặc biệt cho công cuộc đòi lại chủ quyền, độc lập dân tộc mà triều đình nhà Nguyễn đã để rơi vào tay thực dân Pháp.

Trần Thu Dung

+TRÍCH ĐOẠN HAY:

Việc từ chối kết nạp những người bản xứ vào Tam Điểm là hiển nhiên. Khi đã coi ai là thấp hèn hơn mình thì sự bình đẳng và dân chủ rất khó thực thi. Cũng như ở các thuộc địa khác của Pháp như Congo Brazzaville và Bắc Phi, việc kết nạp người bản xứ là cả một vấn đề. Ở Việt Nam vấn đề này càng trở nên nóng hổi, vì các phong trào nổi dậy đòi độc lập ngay từ ngày đầu của chế độ thực dân, nên huynh đệ Tam Điểm rất ái ngại. Các nước châu Phi, vốn nhu mì và “dễ bảo” hơn. Đám “An Nam cứng đầu” không muốn làm nô lệ vì bản thân đất Việt có một nền văn hóa lâu đời, và một truyền thống đấu tranh giành độc lập.

Năm 1946, tướng Leclerc được cử ra Hà Nội để lo giữ Bắc kỳ, ông đề nghị khôi phục lại Tam Điểm tại Hà Nội, chi nhánh Tình huynh đệ Bắc kỳ được Eugène Berthet khôi phục lại. Các hội khác ở Hà Nội ngừng hoạt động hoàn toàn, một số hoạt động yếu ớt do tình hình căng thẳng, không an toàn để hội họp. Năm 1952, Thẩm Hoàng Tín, một thành viên Tam Điểm, lúc đó được bầu làm Thị trưởng, đã đề nghị các huynh đệ Tam Điểm trao trả độc lập hoàn toàn t
Việt Nam Thư Quán, Cửa hàng trực tuyến | BigBuy360 - bigbuy360.vn

Việt Nam Thư Quán

Tham gia: 06-05-2021

Cùng người đăng

Top Sản Phẩm Bán Chạy

Sản phẩm liên quan

Sản phẩm liên quan

Sách Lịch Sử - Văn Hoá